BÍ QUYẾT THƯƠNG LƯỢNG LƯƠNG
Thời điểm này, thị trường việc đang vô cùng sôi động, Ngọc tin rằng có nhiều bạn quan tâm tới việc làm sao thương lượng mức lương với nhà Tuyển dụng khi chuyển việc.
Với kinh nghiệm 15 năm làm HR và hơn 1 năm làm Career consultant – đã hỗ trợ nhiều khách hàng thương lượng mức lương thành công, Ngọc chia sẻ vài kinh nghiệm cá nhân để bạn tham khảo nhé:
1. Nắm rõ điểm mạnh độc đáo của bạn
Bạn có nhiều điểm mạnh khác nhau và bạn cần làm rõ điểm mạnh độc đáo của bạn khiến bạn đặc biệt phù hợp với vị trí ứng tuyển.
Đó có thể là thành thạo Powerpower BI & các tools phân tích dữ liệu nếu bạn ứng tuyển vào vị trí Data analytics.
Đó có thể là kinh nghiệm setup kho E-com nếu bạn ứng tuyển vào 1 công ty đang tuyển warehouse management và cty đang cần set up Warehouse bán hàng trên kênh E-com
Hãy tìm ra 2~3 điểm mạnh nhất PHÙ HỢP VỚI VỊ TRÍ TUYỂN DỤNG
2. Biết bạn đáng giá bao nhiêu trên thị trường
Bạn nên tìm hiểu để biết được mức lương đang trả cho vị trí tương đương trên thị trường. Đây là thông tin quan trọng dùng trong thương lượng. Hoặc chỉ đơn giản là bạn biết để đặt kỳ vọng phù hợp.
3. Xác định rõ mức lương bạn muốn
Không biết chính xác khoảng lương bản thân kỳ vọng thường là nguyên nhân dẫn tới việc được offer với mức thấp.
4. Dám Thương lượng
Nhiều ứng viên không dám thương lượng với nhà Tuyển dụng. Đặc biệt các ứng viên hoặc quá thích công việc, hoặc đang thất nghiệp nên cảm thấy bản thân không “CÓ THẾ” để thương lượng. Đây là tâm lý thông thường và dễ hiểu. Tuy nhiên, Bạn muốn có được mức lương đạt kỳ vọng, bạn phải vượt qua cảm giác NGẦN NGẠI và LO SỢ để TỰ TIN THƯƠNG LƯỢNG.
5. Hãy cụ thể khi thương lượng và chỉ nói “1 lời”
Khi thương lượng, Ngọc gợi ý bạn cần có toàn bộ mức offer của nhà tuyển dụng (bao gồm lương và toàn bộ phúc lợi bằng tiền & không bằng tiền) để so sánh với mức hiện tại và mức kỳ vọng của bạn. Khi so sánh, bạn sẽ nhìn rõ cụ thể bạn muốn thương lượng cái gì. Hãy đề xuất tất cả trong 1 lần thương lượng. Đừng để tình huống lần 1 bạn thương lượng về lương cơ bản, lần 2 bạn nói muốn thương lượng thêm về thưởng, lần 3 thì là 1 chế độ khác. Cách làm này gây mệt mỏi cho cả 2 bên và với nhà Tuyển dụng, họ sẽ có ấn tượng không tốt về bạn.
6. Chuẩn bị kế hoạch thứ 2
Khi bước chân vào con đường thương lượng thì bạn cần chuẩn bị tâm lý cho cả 2 tình huống: 1 là thương lượng thành công và 2 là thương lượng thất bại. Với tình huống thương lượng thất bại, nhà Tuyển dụng sẽ không offer bạn và tìm kiếm ứng viên khác thay thế.
Với mỗi tình huống có khả năng xảy ra, kế hoạch của bạn là gì? Hãy chuẩn bị tốt để không bị chênh vênh nhé!
Một vài chia sẻ ngày thứ 6 mong rằng sẽ hữu ích với bạn.