KHI BỊ CĂNG THẲNG, BẠN THƯỜNG LÀM GÌ?

KHI BỊ CĂNG THẲNG, BẠN THƯỜNG LÀM GÌ?

Cuộc sống luôn nhiều thử thách và môi trường làm việc cũng có nhiều thách thức. Do đó căng thẳng là tình trạng phổ biến ở tất cả các ngành nghề, vị trí & ở bất kỳ ai.

Thế nên dù bạn đang ở vị trí quản lý cấp cao hay một công việc có ít trách nhiệm hơn, việc học cách quản lý tâm trạng, giải tỏa căng thẳng là 1 kỹ năng quan trọng cho sự phát triển nghề nghiệp cũng như đời sống tinh thần.

Để có thêm thông tin đánh giá UV có hiệu suất cao trong công việc NTD cũng hay hỏi “Bạn thường làm gì khi bị căng thẳng trong công việc và cuộc sống?”

Nếu 1 UV có cách giải quyết mỗi khi gặp căng thẳng thì điều đó đồng nghĩa với việc UV đó sẽ kiên cường hơn, có nội lực mạnh mẽ hơn để giải quyết công việc mỗi khi gặp khó khăn. Do đó hiệu suất làm việc cao hơn những ứng viên chưa biết cách xử lý căng thẳng. Có một sự thật hiển nhiên là không NTD nào muốn đưa vào tổ chức những UV để căng thẳng ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.

Với câu hỏi này, NTD cũng đồng thời khám phá thêm về kinh nghiệm làm việc trước đây của UV, cho phép họ đánh giá xem liệu UV có đủ tiềm năng để thành công trong vị trí họ đang tuyển dụng hay không. NTD sẽ muốn biết chi tiết UV từng gặp những thử thách gì, căng thẳng ra sao và cách uv xử lý căng thẳng đó một cách hiệu quả.

Thế nên, với câu hỏi này, bạn cần có cách trả lời vừa đủ bao quát, vừa đủ chi tiết để NTD hiểu được để giúp họ dễ dàng đưa ra quyết định Tuyển dụng.

Dưới đây cách tiếp cận phù hợp để trả lời câu hỏi này:

1️⃣ Thừa nhận rằng đôi khi bạn bị căng thẳng.

Không ai sống một cuộc sống không có áp lực và NTD hiểu điều đó. Thế nên nếu bạn nói bạn không bị căng thẳng trong công việc và cuộc sống bao giờ thì 1 là bạn không nói sự thật; Hai là tự nhận thức về bản thân của bạn chưa tốt.

Không NTD nào muốn mang 1 ứng viên không nói sự thật hay 1 ứng viên có nhận thức về bản thân kém vào tổ chức vì có quá nhiều rủi ro cho họ.

2️⃣ Chia sẻ những phương pháp yêu thích của bạn để giải quyết khi bản thân bị căng thẳng, áp lực.

Hãy chia sẻ vài cách giải tỏa căng thẳng để tinh thần vui vẻ tích cực trở lại mà bạn thường áp dụng và thấy hiệu quả.
Bí quyết ở đây là hãy đa dạng. Bởi các áp lực muôn màu muôn vẻ, hãy cho bản thân vài vũ khí giúp bạn xử lý hiệu quả.

3️⃣ Đưa ra 1 ví dụ cụ thể và truyền tải 1 thông điệp tích cực.

Luôn đưa ra ví dụ. Bất cứ ứng viên nào cũng có thể nói về những chiến lược chung phù hợp với hầu hết mọi người. Đưa ra 1 ví dụ cụ thể thực tế sẽ làm nổi bật câu trả lời của bạn.Hãy nghĩ về những tình huống căng thẳng nhất mà bạn từng gặp phải trong công việc trước đây. Bạn đã làm gì để vượt qua thử thách và đạt được kết quả tích cực gì? hãy cố gắng đừng nhấn mạnh quá mức căng thẳng ảnh hưởng đến bạn như thế nào. Mặc dù căng thẳng là cảm xúc thường gặp trong mọi công việc, nhưng một số người lại trải qua nó nhiều hơn những người khác. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy căng thẳng, bạn nên làm dịu đi điều này một chút trong câu trả lời của mình. Mục tiêu của bạn là trấn an NTD rằng bạn biết cách quản lý căng thẳng và có thể thành công trong công việc. Việc nói rằng bạn thường xuyên gặp khó khăn sẽ khiến họ nghi ngờ về năng lực giải quyết căng thẳng của bạn.

Kể một câu chuyện ngắn gọn và cung cấp đủ chi tiết để minh họa các kỹ thuật quản lý căng thẳng của bạn trong thực tế. Xây dựng câu chuyện theo cách nhấn mạnh khả năng vượt qua áp lực và hoàn thành mọi việc bạn cần làm để thành công.

Lưu ý không bao giờ đổ lỗi những căng thẳng áp lực cho bất kỳ ai vì buổi phỏng vấn không phải đại hội “kể tội người vắng mặt” và nó sẽ phản tác dụng ngược lại đó. NTD sẽ đánh giá bạn có “victim mindset” – một dấu hiệu đỏ đánh dấu chấm hết cho bất kỳ tín hiệu tích cực nào trước đó đã có. Nói chung là chẳng có cái offer nào đâu với ứng viên có “victim mindset”.

Bạn tham khảo 2 cách trả lời dưới đây nhé:

1️⃣  Cách 1 (nhiều ứng viên trả lời theo cách này): khi gặp áp lực căng thẳng trong công việc em thường dành thời gian để nghỉ ngơi 1 chút, làm vài việc bản thân yêu thích như đi trekking, gặp gỡ bạn bè, đi đá bóng,.... để bản thân em nhanh chóng vượt qua.

2️⃣ Cách 2: Theo kinh nghiệm của em, em nhận thấy căng thẳng thường xảy ra khi có quá nhiều việc cần hoàn thành cùng 1 lúc. Khi tình huống đó xảy ra, em thường dừng lại một chút để lựa chọn ra việc quan trọng cần được ưu tiên hoàn thành trước. Sau đó thì em sắp xếp thời gian tập trung hoàn thành từng việc một theo thứ tự ưu tiên.

Hồi em còn làm ở vị trí xyz, bên cạnh công việc cuối năm bận rộn, em đã đảm nhận 03 dự án khác nhau. Em đã ngồi lại với quản lý trực tiếp của em để define ra dự án abc là dự án gấp cần hoàn thành trong vòng 06 tuần thay vì 03 tháng so với các dự án thông thường khác. Thế nên em đã ưu tiên cho dự án abc trước, và ngay sau khi hoàn thành dự án abc, em sẽ bắt tay vào 2 dự án còn lại sau.

Với dự án abc, vai trò của em là project leader, kết nối các bên có liên quan để thu thập toàn bộ dữ liệu đầu vào để đưa vào 1 công cụ phân tích dữ liệu để dự đoán nhu cầu của thị trường cho hàng hóa của công ty có độ chính xác cao hơn. Em đã tổ chức các buổi thảo luận liên phòng ban từ Sales,Kho vận, Kế toán, chăm sóc khách hàng,... cùng đồng thuận về timeline tổng hợp các dữ liệu thô và đưa vào công cụ phân tích dữ liệu. Sau 06 tuần, toàn bộ dữ liệu đã được tổng hợp đầy đủ, đưa vào công cụ phân tích, giúp tăng mức độ chính xác dự báo nhu cầu từ 63% lên 74%. Đồng thời cũng tìm ra vài điểm cần khắc phục của tool phân tích dữ liệu để team dự án coding thêm để tăng thêm mức độ chính xác của dự báo.

Với 2 cách trả lời trên, Bạn thấy cách trả lời nào ổn hơn? Bạn sẽ lựa chọn cách nào để trả lời câu hỏi “Khi bị căng thẳng, áp lực trong công việc, bạn thường làm gì?”

Bài viết cùng danh mục