ĐIỂM YẾU LỚN NHẤT CỦA BẠN LÀ GÌ?

 

Đây là câu hỏi thường gặp trong các buổi phỏng vấn. Khi được hỏi câu hỏi này, bạn sẽ trả lời như thế nào?

 

Trước khi tìm hiểu cách trả lời, hãy cùng tìm hiểu NTD muốn biết điều gì khi hỏi câu hỏi này nhé

 

1. Mức độ tự nhận thức về bản thân của UV. Một UV dù giỏi đến mấy mà tự nhận thức về bản thân thấp thì sẽ rất khó để hòa nhập suôn sẻ vào bất kỳ công việc và đội nhóm mới nào. Ngược lại, một UV có mức độ tự nhận thức cao thì sẽ biết được điều bạn làm tốt và điều bạn cần sự trợ giúp, đồng thời dễ hòa nhập và công việc và đội nhóm mới.

2. UV có trung thực không.

3. UV có nghiêm túc với sự phát triển nghề nghiệp của bản thân hay không. Vì một ứng viên có mong muốn mạnh mẽ phát triển sự nghiệp của bản thân thì sẽ không ngừng học hỏi để cải thiện và ngăn chặn không để điểm yếu kìm hãm sự phát triển sự nghiệp.

4. UV có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Nếu điểm yếu của ứng viên khiến ứng viên khó có khả năng làm tốt công việc đang ứng tuyển thì ứng viên sẽ rất khó có cơ hội đi xa hơn.

 

Để trả lời tốt câu hỏi này, Ngọc gợi ý bạn cần phải thể hiện được cho nhà Tuyển dụng thấy rằng bạn tự nhận thức rõ ràng, trung thực và nghiêm túc trong sự phát triển sự nghiệp của mình.

 

Trong công việc, ai cũng có một vài điểm yếu cần cải thiện nên đừng cố gắng kể về 1 điểm yếu “vô thưởng vô phạt” không liên quan đến công việc kiểu như: “Em nấu ăn rất dở nên em rất hiếm khi nấu ăn. Thay vì tự nấu ăn, em hay đi ăn hàng cho thuận tiện.”

Hay nỗ lực biến điểm yếu thành điểm mạnh kiểu như: “Em là người làm việc rất chăm chỉ thế nên em thường xuyên ở lại công ty làm cho tới 21h”

 

Để trả lời tốt câu hỏi này, Ngọc gợi ý các bước dưới đây để bạn tham khảo:

Bước 1: Chọn 1 điểm yếu của bạn mà bạn đang tích cực cải thiện

Bước 2: Mô tả điểm yếu đó là thách thức với bạn như thế nào trong quá khứ

Bước 3: Chia sẻ những hành động bạn đã và đang thực hiện để cải thiện điểm yếu này.

Bước 4: Chia sẻ kết quả của những hành động ở bước 3

Bước 5: Kể về người khác đã công nhận sự tiến bộ của bạn như thế nào (nếu có)

 

Ví dụ: Trước đây, thuyết trình trong các cuộc họp là thử thách lớn đối với em. Em cảm thấy cực kỳ lo lắng mỗi khi cần thuyết trình. Vì lo lắng nên khi trả lời các câu hỏi về các phần trong bài thuyết trình em không trả lời được đủ ý. Em nhận ra đây là điểm yếu gây trở ngại cho công việc quản lý dự án của em vì em thường xuyên phải thuyết trình về các dự án mới & cập nhật tiến độ dự án cho các sếp. Thế nên em đã học 1 khóa thuyết trình, trước mỗi 1 buổi thuyết trình em tự thực tập thuyết trình 1 mình vài lần trước và tự liệt kê tất cả các câu hỏi có thể sẽ được hỏi và chuẩn bị câu trả lời. Sau vài tháng thì kỹ năng thuyết trình của em đang được cải thiện tốt hơn trước. Gần đây, em có thuyết trình về 1 dự án abc và được sếp em nhận xét là em thuyết trình tự tin hơn trước và bài thuyết trình cũng bao hàm được tất cả các nội dung mà các sếp muốn biết. Và dự án đó team em đã được công ty duyệt kinh phí xyz tỷ để thực hiện trong năm 2022.

Bài viết cùng danh mục